Bé chưa biết nói, vậy nên các bà mẹ cần phải quan sát các hành động của bé để có thể biết bé đang muốn gì hay đang đau ở đâu để có thể đưa ra được cách xử lý kịp thời nhé!
Những năm tháng đầu đời tuy chưa biết nói nhưng bé sơ sinh đã có khả năng bộc lộ cảm xúc và nhu cầu qua các cử chỉ, dấu hiệu. "Bắt" được những tín hiệu này sẽ giúp mẹ chăm sóc bé tốt hơn.
Làm thế nào để mẹ có thể hiểu được ý nghĩa sau những cử chỉ của bé sơ sinh khi bé mỉm cười, bắt chước bố mẹ, dụi mắt hay khóc?
Những người lần đầu làm mẹ thường cảm thấy khó chịu khi không thể hiểu được bé sơ sinh của mình muốn gì và cần gì? Đơn giản là khi con khóc, không biết là khóc vì đói hay vì tã bị ướt ?
Theo tiến sĩ tâm lí học Linda Acredolo của Đại học California (Mỹ), cũng là đồng tác giả của cuốn “Những dấu hiệu của trẻ” cho rằng: “Trẻ em đã biết giao tiếp từ rất sớm trước khi chúng biết nói. Trẻ được sinh ra là đã có khả năng thể hiện các cung bậc cảm xúc khác nhau bao gồm nỗi buồn và sự hài lòng. Nếu bố mẹ hiểu được những dấu hiệu đó và đáp ứng nhanh chóng thì các bé sẽ cảm thấy an toàn hơn và do đó sự gắn bó giữa mẹ và bé càng trở nên bền chặt".
Trên lí thuyết thì có vẻ rất dễ dàng nhưng thực tế thì không phải tất cả các bé sơ sinh đều thể hiện ý nghĩa như nhau trong các dấu hiệu đó và phải mất đến vài tháng thì mẹ mới có thể quen và hiểu được những dấu hiệu của con. Do đó, các chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực này đã đưa ra những những nguyên tắc chung để “giải mã” các dấu hiệu của bé.
Biểu hiện trên khuôn mặt
Giáo sư David Hill - trợ giảng khoa nhi tại Đại học Y khoa Bắc Carolina (Mỹ) cho biết những biểu hiện như cau mày, nhăn trán chỉ diễn ra chớp nhoáng và rất dễ bị bỏ quên. Hãy quan sát con bạn thường xuyên bạn sẽ nắm bắt được những dấu hiệu quen thuộc này.
1. Không nhìn mẹ nữa
Khi bé quay mặt với bạn có thể là bé không muốn nhìn vào mắt bạn nữa. Từ tháng thứ hai trở đi, các bé sẽ ngừng “giao tiếp” với bạn nếu chúng cảm thấy không chịu đựng được hoặc là quá phấn khích. Thỉnh thoảng bé sẽ quay đầu lệch hướng hoặc tự chơi với ngón tay hoặc ngón chân của chúng, tệ hơn nữa là khóc để nhằm “ngắt liên lạc” với người lớn.
Điều nên làm:
Tiến sĩ Acredolo cho rằng: "Đôi khi bố mẹ nhiệt tình quá mức khi tương tác với bé. Ngay cả khi con đã quay đi bố mẹ vẫn cứ cố quay theo hướng con, tiếp tục nói chuyện, cù hoặc đu đưa để con chú ý. Bố mẹ nên tôn trọng mong muốn của con, kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi con sẵn sàng tương tác lại".
2. Mỉm cười
Bé thật sự biết cười từ tuần thứ 6 hoặc thứ 8 trở đi. Tiến sĩ Acredolo cho biết: “Trong khoảng thời gian đầu, nụ cười thường là dấu hiệu thỏa mãn về mặt thể chất của bé. Như con tôi, nó nở nụ cười đầu tiên khi được cuốn trong chiếc khăn ấm áp sau khi tắm”. Càng về sau, nụ cười của bé càng trở nên dễ hiểu hơn và bé hay cười hơn khi được ở bên cạnh những người thân thuộc yêu thương mình".
Điều nên làm:
Khuyến khích bé bằng cách phản ứng tích cực với những nụ cười đầu tiên của con: mỉm cười lại với con, nói với con rằng con rất tuyệt – cho dù con không hiểu được ý nghĩa của câu ngữ nhưng con sẽ hiểu ẩn ý của mẹ.
3. Bắt chước
Trong mắt con, bố mẹ luôn là hình mẫu lí tưởng. Giáo sư Hill giải thích: “Giữa tháng thứ 3 và tháng thứ 6 trẻ bắt đầu biết bắt chước các biểu hiện khuôn mặt như sợ hãi, buồn bã. Đến tháng thứ 9 thì tình hình sẽ khác đi (ví dụ như có người lạ đến), bé sẽ nhìn biểu cảm trên khuôn mặt mẹ, nếu mẹ có những phản ứng tiêu cực thì bé cũng sẽ buồn theo, chúng sẽ khóc và không cho bố mẹ rời đi".
Điều nên làm:
Hãy luôn nhớ rằng biểu cảm của ba mẹ có thể ảnh hưởng trực tiếp tới cảm xúc của con nên trong những trường hợp bị căng thẳng nhẹ, mẹ nên thư giãn, thay đổi biểu hiện của cơ mặt để giảm bớt căng thẳng cùng với đó là những cử chỉ nhẹ nhàng như ôm hoặc vỗ về con để con biết rằng mọi thứ vẫn ổn. Còn trong trường hợp bạn không thể chế ngự được cảm xúc của mình thì tốt nhất hãy đưa con cho người khác bế hoặc đặt con vào nơi an toàn như cũi hoặc nôi cho tới khi bình tĩnh lại.
Ngôn ngữ cơ thể
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 90% giao tiếp giữa bé và bố mẹ là giao tiếp phi ngôn từ. Chuyên gia nghiên cứu bệnh học Diane Bahr – tác giả của cuốn “Những điều không ai nói với các mẹ” đưa ra ví dụ: “Nhiều bé có biểu hiện nắm chặt tay lại khi chúng đói hoặc khi chuẩn bị được cho ăn. Khi đã được ăn no thì tay bé sẽ nới lỏng và mở ra như bình thường”.
1. Cong lưng
Vài tuần sau sinh, bé có biểu hiện cong lưng khi bị khó chịu. Bà Michele Saysana - giám đốc khoa nhi tại Bệnh viện Riley thuộc Đại học Y Ấn Độ cho biết: "Khi bé có biểu hiện cong lưng kèm theo khóc, rất có thể là bé bị trào ngược bên trong. Các bé sẽ cảm thấy khó ở và xoay đi xoay lại để tìm được một vị trí thoải mái hơn. Biểu hiện cong lưng đôi khi thể hiện rằng bé đã no và không muốn bú nữa".
Điều nên làm:
Có thể bé chỉ muốn thay đổi vị trí vì chưa thể tự di chuyển được nhiều ở giai đoạn đầu. Nếu con ở trong nôi hay xe đẩy thì hãy thử bế con ra ngoài hoặc đặt bé lăn lê trên sàn nhà trong vài phút.
2. Gãi tai hoặc dụi mắt
Trẻ sẽ dụi mắt hoặc gãi tai khi chúng bắt đầu cảm thấy mệt mỏi. Các chuyên gia giải thích rằng trước tháng thứ 6, trẻ sẽ có biểu hiện gãi tai, dụi mắt khi chúng thấy mệt hay bị ngứa ngáy. Tai và mắt là những bộ phận nhạy bén và có vẻ trẻ thích cảm nhận xung quanh qua các bộ phận này.
Điều nên làm:
Khi trẻ có dấu hiệu gãi tai hay dụi mắt, ba mẹ nên ru con ngủ ngay lúc đó. Nhưng lưu ý rằng, nếu trẻ gãi tai và quấy khóc liên tục thì rất có thể bé đã bị nhiễm trùng và bạn nên hỏi ý kiến các bác sĩ nhi khoa sớm nhất có thể.
3. Tìm kiếm
Phản xạ tìm kiếm là một biểu hiện rất quan trọng vì nó giúp trẻ có thể tìm được đồ ăn. Tiến sĩ Saysanan cho biết: “Trẻ sơ sinh sẽ quay đầu lại khi có bất kì thứ gì đó chạm vào má chúng. Phản ứng này sẽ mất đi sau vài tuần. Khi bé quay đầu lại tìm kiếm nghĩa là bé đang đói.
Điều nên làm:
Coi phản ứng tìm kiếm của bé như một lợi thế cho bạn khi muốn cho bé ăn. Bạn có thể chạm nhẹ vào má để bé tự tìm vú mẹ hoặc bình sữa.
4. Giật mình
Tiếng ồn lớn, ánh sáng mạnh hoặc thú đồ chơi có thể khiến con bạn giật mình và khóc. Phản xạ giật mình có thể là do bẩm sinh nhưng có thể mất dần trong 3 đến 6 tháng.
Điều cần làm:
Mặc dù phản xạ giật mình không làm bé đau nhưng cũng khiến bé sợ và khóc. Để tạo cho con mội trường an toàn, bạn nên hạn chế tối đa âm thanh và ánh sáng và cuốn chăn nhẹ cho bé đỡ giật mình.
Quấy khóc
Khóc là biểu hiện nhanh nhất để mẹ biết bé đang mệt, đói, đau hay chỉ là làm nũng. Nhưng biết lúc nào là bé khóc vì đau, vì đói hay khóc vì mệt? Tiến sĩ Bahr giải thích rằng: “Tiếng khóc lúc trẻ được sinh ra hầu như là giống nhau. Trẻ khóc khi hít ra và thở vào vì chúng chưa có khả năng kiểm soát sự hô hấp của cơ thể. Hãy lắng nghe những sự thay đổi trong tiếng khóc của trẻ trong vòng một tháng, khi trẻ lớn dần mẹ sẽ hiểu được lí do con khóc. Dưới đây là những biểu hiện mẹ nên lưu tâm:
1. Khóc vì đói
Trẻ sẽ thức dậy khi đói và khóc đòi ăn nhưng tiếng khóc thường ngắn, trầm và chỉ kéo dài một lúc nhưng nếu mẹ không đáp ứng nhanh thì bé sẽ khóc to và dữ dội hơn
Điều cần làm:
Mẹ nên đáp ứng bé càng nhanh càng tốt đặc biệt là trong vài tháng đầu đời của bé. Việc đó không đồng nghĩa là bạn đang nuông chiều làm hỏng con, điều đó sẽ cho con biết rằng mẹ luôn ở ngay đó để quan tâm.
2. Khóc vì đau
Dấu hiệu khóc vì đau có thể đến bất chợt hơn khóc vì đói, bé khóc lâu và liên tục hơn.
Điều cần làm:
Bạn nên dỗ dành bé và sau đó kiểm tra xem tã hay quần áo bé có bị ướt không, có quá lạnh hay nóng không. Quan sát kĩ từ đầu đến chân con, đôi khi vạt áo hoặc góc tã kẹp vào da cũng có thể làm bé đau và quấy khóc.
3. Khóc vì mệt
Giữa tháng thứ hai và ba, ở bé sẽ xuất hiện thêm một dấu hiệu nữa đó là khóc vì mệt. Tiếng khóc có thể không gay gắt nhưng các mẹ cũng nên chú ý. Còn nếu con đã thức được vài giờ đồng hồ và sau đó khóc, thì tiếng khóc đó có thể chỉ là do bé muốn ngủ.
Xem thêm:
bệnh lậu có chữa khỏi hẳn được không
hiện tượng tiểu dắt
Điều nên làm:
Hãy thử đu đưa bé, vuốt nhẹ đầu, ngực bé và hát nhẹ nhàng. Mẹ sẽ tìm được cách tốt nhất để có thể dỗ được bé.
4. Thủ thỉ, bập bẹ tập nói và cưới lớn
Tiến sĩ Bahr cho biết “Trẻ có thể “nói chuyện” giữa tháng thứ hai và ba. Chúng bắt đầu kết nối âm vực trong giọng điệu của bố mẹ. Đến tháng thứ tư và thứ sáu, bé trải qua nhiều thay đổi trong âm giọng, chúng bập bẹ tập nói, kết hợp các nguyên âm và phụ âm khác nhau để tạo ra những âm thanh đầu môi. Giọng nói của bé sơ sinh thể hiện nhiều cảm xúc khác nhau như vui, giận, cáu,
điều trị bệnh lậu mãn tính phản kháng, háo hức hay phấn khích.”
Điều nên làm:
Thuật lại các hoạt động hàng ngày của bạn với bé (chẳng hạn như “Bây giờ mẹ sẽ pha nước tắm cho
con nhé” hay “Nhìn những con bướm xinh đẹp kìa con”. Hãy đọc chậm và ngắt quãng để bé có thể bắt chước nói theo. Các mẹ cũng nên khuyến khích con bằng cách bắt chước theo những âm thanh con tập nói và đó sẽ là những “cuộc nói chuyện đáng nhớ” trong cuộc sống của cả hai mẹ con.
Vì một sức khỏe tốt nhất cho bé mẹ nên hiểu để làm những điều tốt đẹp nhất cho các bé nhé! chúc bé luôn khỏe mạnh.
Nguồn: