Thứ Hai, 2 tháng 1, 2017

Để có dáng chuẩn cần ăn những thứ gì

Nhiều bạn gái thấy thân hình của mình khá đồ sộ nên đã cố gắng tìm mọi cách để giảm béo, dưới đây là những cách ăn hợp lý để bạn có một vóc dáng tuyệt đẹp.

Thế nào là một vóc dáng chuẩn?

Theo y học, vóc dáng đẹp không phải là các chỉ số cơ học trong các kỳ thi nhan sắc mà là sự cân đối giữa chiều cao và cân nặng. Bác sĩ Lê Kim Huệ, Trưởng khoa Truyền thông đào tạo Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM cho biết: “Nếu bạn có chiều cao đạt chuẩn, nhưng cân nặng vượt quá giới hạn cho phép, thì bạn là người “tầm cỡ”, ngược lại, nếu bạn có chiều cao tốt nhưng lại quá nhẹ ký thì sẽ trở thành kẻ lêu nghêu như… cây nêu!”.

Để biết mình có vóc dáng thuộc “diện” nào, bạn nên làm phép tính để tính chỉ số BMI (Body Mass Index), tức chỉ số khối cơ thể theo công thức: BMI bằng cân nặng (kg) chia cho chiều cao nhân với chiều cao (mét). Người có cơ thể cân đối khi BMI trong khoảng từ 18,5 – 23; nếu chỉ số BMI rơi về dưới 18,5 là suy dinh dưỡng. Nếu BMI trên 23 thì xem như bạn bị thừa cân, béo phì. Cần lưu ý là công thức tính BMI chỉ áp dụng cho người trưởng thành, khi chiều cao không còn phát triển nữa (sau 25 tuổi). Nếu vóc dáng chưa cân đối, cân nặng chưa chuẩn, ta nên biết con số cân nặng lý tưởng (CNLT) của mình để điều chỉnh kịp thời, theo đó, CNLT = (chiều cao – 100) x 0,9.

Ngoài ra, cũng có thể tính bằng cách lấy chỉ số vòng eo chia cho vòng mông, nếu vóc dáng bình thường con số sẽ nhỏ hơn 0,95 (đối với nam) và nhỏ hơn 0,85 (đối với nữ).

Một ví dụ cụ thể: nữ có cân nặng 60kg, chiều cao 1,55m, vòng eo 80cm, vòng mông 89cm. Cách tính: BMI = 60 : (1,55 x 1,55) = 24,9

Vòng eo/vòng mông = 80/89

Cân nặng lý tưởng = (155 – 100) x 0,9 = 49,5kg

Vậy người này nên giảm 10,5kg để có một vóc dáng lý tưởng.

Mười lời khuyên cho vóc dáng đẹp

Làm gì để có vóc dáng lý tưởng và khỏe mạnh là vấn đề đang được không ít người quan tâm. Sau đây là 10 lời khuyên của bác sĩ Lê Kim Huệ để có vóc dáng đẹp.

1. Chỉ nên ăn khi thật sự đói, không ăn quá nhiều trong một bữa ăn và nên dừng lại khi vừa có cảm giác no. Nếu ăn quá no, thức ăn biến thành năng lượng dư thừa, tích tụ thành mỡ ở bụng, đùi. Nên chú ý đến tư thế ăn: không nên đứng ăn, nếu ngồi thì sẽ có cảm giác no sớm hơn.

2. Ăn đủ bữa, không nên nhịn bữa sáng rồi tới trưa, chiều lại ăn “bù”. Cách ăn này vừa đảo ngược sinh lý cơ thể vừa trữ năng lượng nhiều hơn.

3. Ăn đủ chất đạm, ưu tiên ăn cá, nhất là cá biển sâu vì chúng chứa nhiều đạm, axit omega-3, cá nhỏ nguyên con (nhiều canxi)… Nên ăn nhiều đạm thực vật, nhất là đạm từ đậu nành. Lượng đạm đậu nành ăn nhiều sẽ làm giảm hấp thu chất béo no (chất béo có hại cơ thể). Trẻ em rất cần đạm để phát triển, không ăn đủ sẽ khó lớn, chiều cao thấp.

4. Ăn rau củ quả và trái cây tươi (300-400g/ngày). Rau củ chứa nhiều vitamin A, C, beta caroten v.v… là những dưỡng chất chống oxy hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể, giàu chất xơ (phòng ngừa bệnh táo bón, trĩ, ung thư đại trực tràng…) đồng thời giúp ta giảm “nạp” khẩu phần các chất bột đường khác trong bữa ăn.

5. Ăn vừa phải thức ăn nhiều chất bột đường như bánh mì, cơm, bánh ngọt, kẹo, nước ngọt… Hạn chế các loại thức ăn chiên, xào vì chúng không tốt cho sức khỏe mà còn làm tăng cân (trung bình một chén mì sợi vàng luộc trộn mỡ hành chứa khoảng 250kcal, chén cơm chiên chứa 400kcal… trong khi phụ nữ lao động nặng chỉ cần khoảng 2.200kcal – 2.400kcal/ngày, lao động nhẹ cần khoảng 1.800kcal/ngày).

6. Uống nhiều nước trong ngày (trung bình 6-10 ly, 200ml/ly). Nước đóng vai trò quan trọng với cơ thể: giúp da không bị khô, chuyển hóa thức ăn nhanh, thải trừ chất độc trong cơ thể, phòng chống táo bón, sạn thận…

Xem thêm:
bệnh lậu uống thuốc có khỏi không
benh lau co tu khoi duoc khong
dieu tri lau man tinh


7. Tập thói quen uống sữa (sữa bò, đậu nành) không béo hoặc không đường (hai ly 200ml/ngày) để có đủ chất dinh dưỡng như canxi, các axit amin cần thiết. Khi chế biến sữa đậu nành, nên ngâm đậu trước và bóc bỏ lớp vỏ mỏng bên ngoài vì gây ức chế việc hấp thu i-ốt, khó tiêu (nếu không, khi nấu sôi, nên mở nắp vung cho chất này bay hơi bớt). Trứng gà, vịt bổ dưỡng nhưng chỉ nên ăn hai-ba quả/tuần vì chứa nhiều cholesterol.

8. Hạn chế việc ăn hàng quán, đám tiệc thường xuyên. Khi dự tiệc, hãy “khôn ngoan” chọn thức ăn cân đối và hợp lý.

9. Luôn tạo nếp sống năng động, vận động bằng nhiều cách và làm việc để tiêu hao bớt năng lượng thừa. Tại nhà, nên làm những công việc lặt vặt, ở nơi làm việc không nên ngồi quá lâu mà nên thỉnh thoảng đứng dậy vận động bằng vài động tác thể dục, đi qua đi lại… Thường xuyên tập luyện các môn thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe và sở thích cá nhân như đi bộ, bơi lội, cầu lông, quần vợt, dưỡng sinh… (các môn thể thao như leo núi, quần vợt, tập thể hình đốt cháy 400kcal/giờ; chạy bộ, cầu lông, bơi lội đốt 300kcal/giờ; đi bộ đốt 200kcal/giờ…).

10. Kiểm soát trọng lượng của mình bằng cách theo dõi cân nặng, vòng eo hàng tháng. Lưu ý là nên cân lúc đói để xem mức chênh lệch và có biện pháp can thiệp kịp thời khi chỉ số BMI tăng vọt, bởi ngoài ảnh hưởng đến vóc dáng còn “tăng vòng eo, giảm vòng đời”.
Hãy thực hiện chế độ ăn uống thật hợp lý kết hợp với những bài tập thể dục đơn giản để có thể lấy lại vóc dáng đẹp nhất nhé!

theo: phunuonline.com.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét