This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2016

Những chế độ ăn uống cũng như điều cần tránh với bệnh tim mạch

Một chế độ ăn uống hợp lý bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết sẽ giúp cho bạn có thể có một trái tim khỏe mạnh, hãy cùng xem nhé!
-         Giảm muối: chế độ ăn giảm muối giúp giảm và kiểm soát tăng huyết áp.
-         Giàu kali: thiếu kali làm ảnh hưởng tới huyết áp, gây rối loạn nhịp tim. Chế độ ăn bổ sung kali giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả hơn. Các thức ăn giàu kali bao gồm chuối, cam, lê, mận chín…

-         Nhiều rau, trái cây, ngũ cốc..
-         Tránh thức ăn chế biến sẵn.
-         Dùng dầu ăn thay vì dùng mỡ động vật để tránh chất béo bão hòa.
-         Mua thịt chưa chế biến, bạn chế biến bằng đồ không có chất béo bão hòa và transfat.
-         Tránh thức ăn và đồ uống có nhiều đường.
-         Bạn đừng dùng bơ kèm mayonaise khi chế biến thức ăn, bạn chỉ nên dùng một trong hai thứ này mà thôi.

-         Bạn có thể uống rượu với lượng rượu vừa phải
-         Nếu có thể, bạn nên đến bác sỹ dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn hợp lý.
-         Chế độ ăn vùng Địa Trung Hải giúp làm giảm yếu tố nguy cơ tim mạch. Nguyên lý của chế độ ăn này là: nhiều rau, nhiều quả, nhiều cá ăn kèm với bánh mì, ngũ cốc, khoai tây, đậu, củ, sữa chua… ngoài ra chế độ ăn này có rất ít thịt, ít chất béo (bơ, dầu dừa, dầu cọ, thịt) thay vào đó là nhiều chất béo không bão hòa (dầu ôliu); cuối cùng chế độ ăn này kèm theo một chút rượu đỏ.
xem thêm :
Thường xuyên cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể giữ cho mình một thói quen làm việc và nghỉ ngơi thật hợp lý sẽ khiến cho bạn sẽ có một trái tim luôn luôn khỏe mạnh.


Những kiêng kỵ cần thiết cho bệnh tim mạch bạn nên biết

  Chất xơ tốt cho bệnh tim mạchNếu bạn biết cách kiêng kỵ khi bị tim mạch thì bạn sẽ có những sức khỏe rất tốt và khiến cho mình luôn được khỏe mạnh, còn nếu bạn không biết cách kiêng kỵ thì sẽ không ổn đối với chính mình đâu nhé!
 Chế độ ăn: Ðối với phần lớn các bệnh tim mạch, bác sĩ thường khuyên bạn kiêng ăn mặn và chất béo. Hạn chế ăn mặn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nếu bạn bị các bệnh suy tim.Ăn mặn ở đây nghĩa là bạn phải hạn chế muối. Muối có nhiều trong nước chấm, các loại thức ăn khô như cá khô, chà bông, mắm... Tóm lại là bạn phải tránh những thức ăn có vị mặn. người bệnh suy tim nặng chỉ nên ăn tối đa 5g muối NaCl (tương đương với 2 muỗng cà phê muối ăn) cho cả ngày, tính cả lượng nêm nếm trong khi nấu.
Cách tốt nhất là bạn phải hạn chế ăn mặn đến mức tối đa có thể được. Hãy tập thay đổi từ từ, đầu tiên đừng dùng nước chấm khi ăn, tránh các loại mắm, cá thịt khô, nếu cần hãy nấu ăn riêng. Nên nhớ rằng nếu thực hiện được chế độ kiêng cữ tốt thì không những bệnh thuyên giảm mà còn giúp bạn giảm bớt được thuốc men, đỡ tốn tiền chữa bệnh.
Nếu bác sĩ cho biết bạn bị rối loạn mỡ máu hay béo phì, bạn nên hạn chế ăn chất béo như thịt mỡ, phô mai, kem, bơ. Các loại thức ăn này làm tăng lượng cholesterol trong máu, đọng lại trong mạch máu gây nhiều bệnh như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não...
 Người bệnh tim không cần phải kiêng ăn chất đạm nếu không bị bệnh khác kèm theo (như bệnh thận) vì đây là nguồn cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể. Ðặc biệt là các bệnh nhân bị bệnh tim nặng, suy kiệt càng cần phải ăn nhiều chất đạm để tạo đủ năng lượng cho cơ thể. Bạn nên tư vấn bác sĩ về chế độ ăn của mình, loại thức ăn nào cần phải kiêng và loại nào không cần để có một chế độ hợp lý.  
Các loại rau quả, trái cây chứa nhiều chất xơ, vitamin và các khoáng chất vi lượng. Nói chung loại thức ăn này thường chỉ có lợi chứ không hại gì đối với cơ thể, ngoài ra chất xơ còn giúp hoạt động của hệ tiêu hóa dễ dàng, tránh được táo bón. Một số trái cây còn chứa các chất có tác dụng tốt đối với bệnh tim mạch, như bưởi có thể làm giảm mỡ trong máu, cà chua có thể giảm nguy cơ bị tai biến mạch máu não... Ngoài ra một chất rất quan trọng đối với tim là potasium có nhiều trong các loại quả như nho, chuối, dừa. Ðể tim hoạt động tốt, lượng potasium trong máu phải ổn định, không quá nhiều hay quá ít. Trong các thuốc chữa bệnh tim, có loại thuốc làm giảm potasium, có loại lại làm tăng lượng potasium trong máu. Do đó, bạn phải hỏi kỹ bác sĩ xem mình có cần kiêng cữ các loại trái cây này hay không?
 Nước uống     Nhiều người cho rằng uống càng nhiều nước càng tốt vì giúp lọc sạch cơ thể. Thật ra, quan niệm này không hẳn là đúng, nhất là với bệnh tim hay bệnh thận. Ðối với một người khỏe mạnh, khi uống nhiều nước, tim và thận phải tăng hoạt động để thải bớt nước ra ngoài, giữ sự cân bằng trong cơ thể. Ngược lại, ở người đã có bệnh tim hay bệnh thận, hai cơ quan này không còn hoạt động tốt nên nước sẽ bị giữ lại trong cơ thể gây triệu chứng khó thở, phù, thậm chí còn gây ra tình trạng "ngộ độc nước", biểu hiện qua triệu chứng lơ mơ, hôn mê. Nói chung, người bị bệnh tim nên uống nước theo nhu cầu cơ thể, nghĩa là chỉ uống khi cảm thấy khát. Nếu bệnh của bạn chỉ ở mức độ nhẹ, việc hạn chế uống nước là không cần thiết. Những trường hợp suy tim nặng chỉ nên hạn chế uống khoảng 1 lít nước mỗi ngày. Nên nhớ rằng uống quá ít nước cũng rất nguy hiểm vì có thể gây tụt huyết áp, choáng váng, chóng mặt. Bác sĩ sẽ cho biết nhu cầu nước thế nào là phù hợp với mức độ bệnh của bạn.

 Rượu bia - Thuốc lá:  Y học đã chứng minh việc nghiện rượu bia có ảnh hưởng rất xấu đối với sức khỏe nói chung và bệnh tim mạch nói riêng. Các nghiên cứu cho thấy uống ít hơn 60ml rượu nguyên chất (khoảng 680ml bia, 95ml rượu whiskey, 285ml rượu vang) mỗi ngày không ảnh hưởng xấu đối với bệnh tim mạch. Rượu vang đỏ còn có tác dụng tốt đối với cholesterol máu. Như vậy, người bệnh tim không cần phải kiêng cữ bia rượu tuyệt đối. Tuy nhiên cần nhắc lại điều độ luôn là nguyên tắc quan trọng nhất để giữ gìn sức khỏe. Rượu bia có thể không ảnh hưởng đến bệnh tim nhưng lại gây bệnh dạ dày, bệnh gan. Ngoài ra, có một thể bệnh tim đặc biệt gọi là bệnh cơ tim do rượu. Nếu bị bệnh này, bạn phải kiêng cữ rượu bia hoàn toàn.  



Còn thuốc lá là thứ cần phải kiêng cữ tuyệt đối khi bị bệnh tim mạch. Thuốc lá ảnh hưởng rất xấu đối với các bệnh do nguyên nhân xơ vữa động mạch như thiếu máu não, thiếu máu cơ tim. Nếu không bỏ thuốc lá, bạn có thể bị tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim...Và nhất thiết bạn phải cố gắng bằng mọi cách bỏ hút thuốc lá ngay khi biết mình bị bệnh tim mạch.
Bạn hãy nhớ những kiêng khen như trên để có thể tốt nhất cho tim mach của mình nhé! Chúc bạn sẽ luôn có một trái tim thật sự khỏe mạnh nhất.

Những thực phẩm an toàn nhất cho bệnh tim


Nếu bạn biết cách bảo vệ tim thì chúng có thể phòng ngừa các loại bệnh tật cho bạn, Vậy hãy xem những loại thực phẩm như sau để cung cấp cho trái tim bạn luôn được khỏe mạnh nhé!
1. Bột yến mạch (oatmeal)
Từ lâu, ở phương Tây người ta hay dùng bột yến mạch pha nóng mỗi sáng cho những người cần giữ giọng tốt. Chỉ cần nửa cốc yến mạch mỗi ngày thì không những được cung cấp năng lượng 130Kcal mà còn nhận được 5g chất xơ có lợi cho tim (giúp làm giảm cholesterol và giữ cho cân nặng cơ thể ở mức khỏe mạnh). Một tác dụng tốt khác là bột yến mạch dùng buổi sáng sẽ tạo cảm giác no đến buổi ăn trưa nên bạn sẽ giảm ăn vặt giữa buổi (ăn vặt là một trong những lý do tạo ra béo phì). Bột yến mạch và các loại hạt khác như: lúa mạch, lúa mì, gạo lức… giúp giảm nguy cơ bệnh đái tháo đường cũng như nguy cơ bệnh tim mạch. Có thể dùng gạo lức để thay thế bột yến mạch. Hội đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo lượng chất xơ hàng ngày là 21-38g tùy thuộc vào giới và tuổi.
2. Cá hồi
Cá hồi là nguồn Omêga-3 tuyệt vời cho sức khoẻ chúng ta. Ngoài tác dụng chống viêm, omêga-3 còn có tác dụng trong phòng chống bệnh tim mạch và giảm lượng cholesterol xấu trong máu.
Với cá hồi, bạn có thể thưởng thức món gỏi cá tuyệt diệu. Ngoài ra bạn cũng có thể chế biết cá hồi với các loại thực phẩm khác.
3. Quả bơ - trái cây tốt cho sức khỏe
Bơ là một loại trái cây với thành phần dinh dưỡng giàu chất đạm, chất béo không no tốt cho tim mạch, ít chất đường, bao gồm đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự sống.
4. Dầu ô liu
Loại dầu này rất giàu mỡ chưa bão hoà, đặc biệt tốt cho các thành mạch. Thay thế các loại mỡ bão hòa (bơ, phô mai, mỡ động vật…) bằng dầu ôliu sẽ giúp giảm cholesterol xấu trong máu.
Loại mỡ chưa bão hoà này còn có trong quả bơ và hạt dẻ. Nhưng chỉ với dầu ô lưu cơ thể chúng ta còn được cung cấp chất polyphenol - chất giúp ngăn cản cholesterol thâm nhập vào thành mạch máu.
5. Hạnh đào
Đối với người lớn, ăn khoảng 300g hạnh đào mỗi ngày có thể giúp giảm tới 13 - 20% mỡ máu.
Theo các nhà nghiên cứu tại ĐH Toronto (Canada), tác dụng của loại quả này tốt hơn cả một số loại thuốc. Hạnh đào là một loại quả khô giàu năng lượng. Nó đặc biệt tốt cho tim vì trong thành phần của nó có rất nhiều vitamin E - một chất chống oxy hoá giúp phòng bệnh xơ vữa động mạch. Ngoài ra hạnh đào còn chứa nhiều canxi rất tốt cho xương và răng.
Bạn có thể ăn sôcôla chứa hạnh đào, cho hạnh đào khô vào sữa chua…
6. Cây việt quất (blueberry)
Loại cây này không những ngon mà còn giàu chất chống oxy hóa. Các chuyên gia tin rằng: chất chống oxy hóa trong cây việt quất có tác dụng giảm lượng cholesterol xấu (LDL cholesterol) lắng đọng ở thành mạch máu. Đây là nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch và tai biến mạch máu não. Những nghiên cứu của Trung tâm dinh dưỡng Hoa Kỳ, đã đưa đến việc xếp cây việt quất vào hàng số 1 về hoạt tính chống oxy hóa khi so sánh với 40 loại trái cây và rau tươi khác. Chất chống oxy hóa giúp trung hòa các chất độc hại của quá trình chuyển hóa (các gốc tự do). Các gốc tự do có thể dẫn đến bệnh ung thư hoặc những bệnh liên quan đến tuổi già. Anthocyamin, một chất oxy hóa được tìm thấy trong cây việt quất là một chất có tác dụng tốt nhất đối với sức khỏe. Anthocyamin còn tìm thấy trong cây mâm xôi (raspberry), nho đen (black currant), nho đỏ. Người ta khuyến cáo chỉ cần mỗi ngày ăn một cốc trái cây việt quất tươi là đủ.
7. Đậu đen
Rất ít loại rau giàu chất magiê như đậu đen. Người lớn không được cung cấp đủ khoáng chất này hàng ngày có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 2 lần.
Theo một nghiên cứu của Mỹ, 1 chén nước đậu đen cung cấp 120mg magiê (nhu cầu hàng ngày của người trưởng thành là 320mg).
Món chè đậu đen đặc biệt được ưa thích vào mùa hè. Bạn hãy nấu món ăn bổ dưỡng này cho cả nhà ăn vào mùa hè nhé.
8. Rau xanh
Các loại rau có màu xanh sậm cùng với cải xoăn, cải lá, bông cải… chứa một lượng cao vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa mà nó có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh lý tim mạch. Nó cũng cung cấp lượng acid béo omega-3. Rau xanh cũng giàu acid folic, là một chất giúp giảm homocysteine (một acid amin). Nguy cơ bệnh tim mạch tăng cao theo nồng độ homocysteine trong máu.
Người ta khuyến cáo nên ăn rau xanh mỗi ngày để phòng ngừa bệnh tim mạch.
9. Hạt lanh
Hạt và bột hạt lanh là nguồn cung cấp chất xơ có thể làm giảm cholesterol ở người bệnh xơ vữa động mạch và bệnh tim tiểu đường, giảm tế bào ruột non phơi nhiễm với hóa chất gây ung thư, giúp giảm táo bón và ổn định mức đường trong máu ở người bệnh tiểu đường. Hạt lanh cũng là nguồn cung cấp ma-giê, giúp giảm mức trầm trọng bệnh suyễn bằng cách giúp cho khí đạo mở và thư dãn, hạ huyết áp và giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ ở người xơ vữa động mạch và bệnh tim tiểu đường, ngăn ngừa co thắt mạch máu đưa đến cơn nhức đầu migrên, và thường khuyến khích thư dãn và tái tạo giấc ngủ bình thường.
Một nghiên cứu đăng trong Archives of Internal Medicine xác nhận ăn thức ăn giàu chất xơ như hạt lanh, giúp ngừa bệnh tim. Hầu hết 10 000 người lớn Mỹ tham dự vào nghiên cứu này và được theo dõi trong 19 năm. Những người ăn nhiều chất xơ, 21 gam mỗi ngày, giảm bệnh tim động mạch vành 12% và bệnh tim mạch 11% so với những người ăn ít hơn 5 gam chất xơ mỗi ngày. Những người ăn nhiều chất xơ hòa tan trong nước có kết quả tốt hơn, giảm 15% nguy cơ bệnh tim động mạch vành và 10% nguy cơ bệnh tim mạch.


10. Protein đậu nành
Ngoài việc dùng thức ăn giàu acid béo omega-3, protein, vitamin, khoáng chất thì cũng cần đến protein đậu nành, vì nó là một lựa chọn tốt hơn so với thịt đỏ (thịt động vật).
Nó cũng ít chất béo có hại và giàu chất xơ hơn bất kỳ loại thịt nào. Ở người có cholesterol máu cao, các nghiên cứu cho thấy protein đậu nành khi dùng với chế độ ăn ít mỡ sẽ làm giảm cholesterol. Có những nghiên cứu cho thấy, ăn một vài loại thức ăn giảm cholesterol sẽ làm hạ mức cholesterol máu nhiều hơn so với dùng thuốc. Cả Hội tim mạch Hoa Kỳ lẫn Cơ quan quản lý thuốc & thực phẩm Hoa Kỳ đều khuyến cáo dùng khoảng 30g protein đậu nành mỗi ngày. Có thể lấy protein đậu nành từ đậu nành, sữa đậu nành, đậu hủ, bột đậu nành…
Hãy luôn nhớ đến những loại thực phẩm như trên để bổ sung cho chính cơ thể chúng ta, giúp chúng ta bảo vệ được trái tim khỏe mạnh nhé!

Những loại dầu ăn tốt cho bệnh tim mạch

Khi nói chuyện hoặc giao tiếp với người bệnh tim bạn phải cố gắng điều chỉnh những hành vi của mình sao cho nhẹ nhàng nhất, tránh để những người bị bệnh tim xúc động như vậy sẽ có ảnh hưởng khá nặng.Nhưng bên cạnh đó thì chúng ta cần bổ sung những thự phẩm sau đây cho những người bệnh tim.
Theo các chuyên gia, bạn có thể duy trì sức khỏe tim mạch bằng nhiều cách, một trong số đó là thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm các loại chất béo có lợi cho tim.
Theo trích dẫn của tạp chí Women’s Health Mag (14/10), dưới đây là bốn loại dầu ăn đã được chứng minh không chỉ mang lại nhiều lợi ích về mặt dinh dưỡng mà còn rất tốt cho sức khỏe tim mạch: 
1. Dầu hạt mè

Nghiên cứu cho thấy, dầu chiết xuất từ hạt mè (vừng) có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, sâu răng và nguy cơ da bị cháy nắng. Ngoài ra, loại dầu này còn là nguồn giàu chất chống oxy hóa mạnh, có thể giúp kiểm soát mức đường huyết cũng như cholesterol - những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim.
2. Dầu bơ
Dầu bơ đã được biết đến là nguồn phong phú các chất chống viêm và chống oxy hóa, có tác dụng giúp ngừa bệnh tim, khắc phục tình trạng đau khớp và rất có ích cho sức khỏe làn da. Trong trường hợp không có dầu bơ, bạn có thể thường xuyên ăn quả bơ cũng sẽ mang lại những lợi ích tương tự. 
3. Dầu quả óc chó
Dầu quả óc chó được đánh giá có tác dụng tốt cho sức khỏe tương tự như dầu cá. Dầu quả óc chó rất giàu axít béo omega-3 và ALA, có công dụng tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch và hệ thần kinh. Ngoài ra, loại dầu này còn được chứng minh có khả năng ngăn ngừa tâm trạng căng thẳng và tình trạng cao huyết áp, nhờ thế có thể giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch.
xem thêm: mụn vùng kín
4. Dầu dừa 
Theo các chuyên gia, dầu dừa có chứa chất chống oxy hóa uberoil, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, như bảo vệ sức khỏe răng miệng, kiểm soát cholesterol và thậm chí giảm béo - những tác nhân quan trọng dẫn đến bệnh tim. Bên cạnh đó, loại dầu này còn được chứng minh có thể giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.
Chúng ta nên cố gắng ăn những loại dầu như trên để có thể phòng bệnh tốt nhất cho chính mình và gia đình nhé! Chúc các bạn luôn vui vẻ.

Phòng chống bệnh đột qụy bằng các món ăn gần gũi

Đột quỷ là bệnh thường gặp với những người trung tuổi trở lên vậy chúng ta nên có những chế độ ăn uống hợp lý để phòng ngừa bệnh này tốt nhất nhé!
Đột quỵ là bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao và để lại nhiều di chứng nặng nề. Đột xảy ra đột ngột khi sự tưới máu não bị giảm, dẫn đến phần não tương ứng bị hủy hoại. Tình trạng này có thể dẫn đến tử vong hoặc tàn phế, liệt nửa người. Các nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ gồm tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch, lạm dụng rượu, thuốc lá, chất gây nghiện...
Ngoài việc phòng bệnh và xử lý kịp thời khi có những dấu hiệu xảy ra thì việc chăm sóc dinh dưỡng đúng cách cho bệnh nhân là rất quan trọng. Bác sĩ Trần Thị Thu Liễu, Bệnh viện Y học cổ truyền TP HCM cho biết, bệnh nhân đột quỵ cần có chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, khoáng chất, ăn nhiều trái cây, rau quả, ngưng thuốc lá, hạn chế rượu bia, giảm thức uống có hại như trà, cà phê... Ngoài ra cần giảm muối (dùng khoảng 5-6 g một ngày), không ăn thức ăn chế biến sẵn như đồ hộp, thức ăn đông lạnh, thức ăn nhanh, thịt muối...
Một số thực phẩm tốt cho bệnh nhân đột quỵ
Ăn nhiều cá: Mỗi tuần vài 3 lần để thu nhận acid béo hệ omega-3 (có nhiều trong cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích và cá thu), có tác dụng bảo vệ mạch máu.
Bệnh nhân đột quỵ nên ăn nhiều cá. Ảnh: Lê Phương.
Rau muống: Chứa nhiều canxi, rất có lợi cho việc duy trì áp lực thẩm thấu của thành mạch và huyết áp trong giới hạn bình thường. Là loại rau đặc biệt thích hợp cho những người bị cao huyết áp có kèm theo triệu chứng đau đầu.
Cà chua: Công dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết bình can và hạ huyết áp. Là thực phẩm rất giàu vitamin C và P, nếu ăn thường xuyên mỗi ngày 1-2 quả cà chua sống sẽ có khả năng phòng chống cao huyết áp rất tốt, đặc biệt là khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt.
Tỏi: Công dụng hạ mỡ máu và hạ huyết áp. Hàng ngày nếu kiên trì ăn đều đặn 2 tép tỏi sống hoặc đã ngâm dấm hay uống 5ml dấm ngâm tỏi thì có thể duy trì huyết áp ổn định ở mức bình thường.
Hành tây: Có thể thêm gia vị xào hoặc luộc, kiêng dùng mỡ động vật. Mỗi ngày ăn 100g, dùng cho người chứng bệnh mỡ máu cao, tăng huyết áp.
Bưởi: Trong bưởi có hợp chất naringenin, một chất chống oxy hóa có thể giúp gan đốt cháy lượng mỡ dư thừa. Đồng thời bưởi giúp cải thiện quá trình kiểm soát lượng đường trong máu, làm hạ đường huyết, rất tốt cho những người mắc bệnh tim mạch hay béo phì.
Dưa hấu: Thanh nhiệt và lợi niệu khá tốt, từ đó giúp cho huyết áp được ổn định. Người ta còn dùng vỏ dưa hấu 12g và thảo quyết minh 12 g sắc uống thay trà hàng ngày.
Táo: Chứa nhiều kali, có thể kết hợp với lượng natri dư thừa để đào thải ra bên ngoài, giúp cho cơ thể duy trì huyết áp ở mức bình thường. Mỗi ngày nên ăn 3 quả hoặc ép lấy nước uống 3 lần, mỗi lần chừng 50ml.

Nho: Rất tốt cho người bị cao huyết áp, kể cả nho tươi hoặc nho khô, vì trong thành phần có chứa nhiều muối kali nên có công dụng hạ huyết áp, lợi niệu và bồi phụ lượng kali mất đi do dùng các thuốc lợi tiểu Tây y.
Chuối tiêu: Thanh nhiệt, lợi niệu, thông tiện và hạ huyết áp. Mỗi ngày nên ăn từ 1-2 quả, hoặc dùng vỏ quả chuối tiêu tươi 30-60g sắc uống thay trà.
Sữa đậu nành: Là đồ uống lý tưởng cho người bị cao huyết áp, có công dụng phòng chống vữa xơ động mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và giáng áp. Mỗi ngày nên dùng 500 ml sữa đậu nành pha với 50 g đường trắng, chia uống vài lần trong ngày.
Nấm linh chi xay nhỏ: Hãm uống ngày 10 g, nấm linh chi không độc nên có thể dùng lâu dài.
Lá sen 50 g: Mỗi ngày sắc uống, dùng cho người mỡ máu cao.
Sơn trà 10 g, hoa cúc 10 g, quyết minh tử 10 g: Sắc nước uống thay trà, dùng cho người mỡ máu cao, kèm huyết áp cao.
Một số lưu ý với bệnh nhân đột quỵ
Sử dụng thuốc điều trị một số yếu tố nguy cơ chính như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu hoặc để điều hòa tuần hoàn não, nâng cao thể trạng… phải tùy theo từng trường hợp dưới sự chỉ định, khuyến cáo, theo dõi của thầy thuốc.
Phải uống thuốc đều đặn, không được tự ý ngưng thuốc.
Có sổ tay theo dõi bệnh và tái khám định kỳ.
Các bạn hãy đi đến và trực tiếp thăm khám ngay nếu có một trong những vấn đề có liên quan đến việc đột quỵ, như vậy sẽ khiến bạn tránh được những điều đáng tiếc xảy ra.

Thực phẩm bổ sung cho người bị bệnh tim mạch

 Với những người trung tuổi thì khả năng mắc bệnh tim sẽ dễ hơn những người trẻ tuổi, vậy nên chúng ta cần phải giúp họ có một trái tim khỏe mạnh bằng cách giúp họ bồi bổ sức khỏe bằng các thực phẩm sau đây.
 Tôi năm nay 50 tuổi, nghe nói tuổi này rất dễ mắc các bệnh tim mạch nên tôi đi khám, kết quả cho thấy tôi bị tăng cholesterol. Mọi người khuyên tôi cần có một chế độ ăn uống hợp lý... Vậy xin quý báo tư vấn giúp.
Nguyễn Vân Trang (Thái Nguyên)
Tăng cholesterol được coi như yếu tố nguy cơ với bệnh tim, khi mức cholesterol và triglycerid (một loại chất béo khác) tăng quá cao trong máu, nguy cơ bị các mảng chất béo có chứa cholesterol trong máu tăng lên.



Muốn cải thiện nồng độ cholesterol máu làm giảm nguy cơ bệnh tim thì thay đổi lối sống là bước đầu tiên. Các bước này bao gồm luyện tập, không hút thuốc lá... và ăn chế độ ăn có lợi như: Cần ăn các thực phẩm giàu chất xơ hòa tan giúp giảm nồng độ cholesterol toàn phần trong máu bao gồm cám yến mạch, đậu đỗ, cám gạo, lúa mạch, cam quýt, dâu tây và cùi quả táo, đậu Hà Lan, bông cải xanh,đu đủ..Nên ăn nhiều cá, ăn protein đậu nành làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần, cholesterol LDL, triglycerid và tăng nồng độ cholesterol HDL.
Ngoài ra, kiểm soát chất béo toàn phần, hạn chế tất cả các loại chất béo, cần tránh nguồn thực phẩm cô đặc như nội tạng, lòng đỏ trứng và sữa nguyên kem. Không nên uống rượu, nếu uống nên hạn chế (khoảng 1 ly/ngày đối với nữ hoặc không quá 2 ly/ngày đối với nam). Giảm ăn đường, các loại đồ ăn nhanh và các món rán, xào...
Hạn chế cho người bị bệnh tim mạch ăn các chất béo có chứa nhiều dầu mỡ nhé! như vậy sẽ khiến cho bệnh tim mạch ngày càng nặng hơn đó.

5 thực phẩm tốt cho tim mạch bạn nên ăn


Nếu bạn bị bệnh tim mạch bạn càn có một thói quen sinh hoạt thật hợp lý và thật lành mạnh, nhưng bên cạnh đó cần bổ sung những thực phẩm tốt, hãy xem những thực phẩm cần thiết cho bệnh tim mạch là gì để có thể bổ sung cho trái tim của bạn nhé!
Quả việt quất
Chất chống oxy hóa trong cây việt quất có tác dụng giảm lượng cholesterol xấu (LDL cholesterol) lắng đọng ở thành mạch máu.
Chất chống oxy hóa trong cây việt quất có tác dụng giảm lượng cholesterol xấu (LDL cholesterol) lắng đọng ở thành mạch máu.
Quả việt quất đứng đầu danh sách là một trong những thực phẩm có khả năng chống lại bệnh tật mạnh nhất. Loại quả này có chứa anthocyanins, một chất chống oxy hóa làm cho quả có màu xanh đen. Các chuyên gia tin rằng: chất chống oxy hóa trong cây việt quất có tác dụng giảm lượng cholesterol xấu (LDL cholesterol) lắng đọng ở thành mạch máu. Đây là nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch và tai biến mạch máu não.
Chất xơ và vitamin C cũng được tìm thấy nhiều trong quả việt quất. Do đó có thể tăng cường sức khỏe tim mạch bằng cách bổ sung quả việt quất vào chế độ ăn uống hàng ngày.
Cá hồi
Cá hồi là một nguồn cung cấp protein tuyệt vời  đồng thời rất giàu axit béo omega - 3 có lợi cho tim.
Cá hồi là một nguồn cung cấp protein tuyệt vời đồng thời rất giàu axit béo omega – 3 có lợi cho tim.
Loài cá nước lạnh này là một nguồn cung cấp protein tuyệt vời  đồng thời rất giàu axit béo omega – 3 có lợi cho tim. Hiệp hội Tim mạch Mỹ đưa ra lời khuyên nên ăn cá hồi và các loại thực phẩm giàu axit béo omega – 3 khác khoảng 2 lần/tuần, không chỉ giúp phòng chống bệnh tim mạch mà còn rất tốt cho sức khỏe.
Protein đậu nành
Ở người có cholesterol máu cao, các nghiên cứu cho thấy protein đậu nành khi dùng với chế độ ăn ít mỡ sẽ làm giảm cholesterol.
Ở người có cholesterol máu cao, các nghiên cứu cho thấy protein đậu nành khi dùng với chế độ ăn ít mỡ sẽ làm giảm cholesterol.
Protein đậu nành ít chất béo có hại và giàu chất xơ. Ở người có cholesterol máu cao, các nghiên cứu cho thấy protein đậu nành khi dùng với chế độ ăn ít mỡ sẽ làm giảm cholesterol. Có những nghiên cứu cho thấy, ăn một vài loại thức ăn giảm cholesterol sẽ làm hạ mức cholesterol máu nhiều hơn so với dùng thuốc. Cả Hội tim mạch Hoa Kỳ lẫn Cơ quan quản lý thuốc & thực phẩm Hoa Kỳ đều khuyến cáo dùng khoảng 30g protein đậu nành mỗi ngày. Có thể hấp thụ protein đậu nành từ đậu nành, sữa đậu nành, đậu phụ, bột đậu nành…
Yến mạch
Nhiều nghiên cứu cho thấy một chế độ ăn giàu yến mạch có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim vì yến mạch có khả năng duy trì nồng độ cholesterol ở mức thấp.
Nhiều nghiên cứu cho thấy một chế độ ăn giàu yến mạch có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim vì yến mạch giúp duy trì nồng độ cholesterol ở mức thấp.
Yến mạch chứa nhiều các loại vitamin, khoáng chất và chất xơ, có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol trong máu. Nhiều nghiên cứu cho thấy một chế độ ăn giàu  yến mạch có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim vì yến mạch có khả năng duy trì nồng độ cholesterol ở mức thấp. Do đó tiêu thụ các sản phẩm từ yến mạch thường xuyên có thể phòng chống bệnh tim mạch và ngăn ngừa ung thư.
Rau bina (cải bó xôi, rau chân vịt)
Carotene trong rau bina có thể ngăn chặn cholesterol khỏi bị vón cục trong các động mạch.
Carotene trong rau bina có thể ngăn chặn cholesterol khỏi bị vón cục trong các động mạch.
Trong loại rau này chứa rất nhiều vitamin A, C, E, K, các chất chống oxy hoá, chống viêm…và cung cấp rất nhiều calo. Rau bina có thể ăn sống, làm salad hoặc cũng có thể nấu chín. Loại rau cực tốt cho quá trình tiêu hoá bởi 20% lượng chất sơ trong rau giúp có thể làm giảm hàm lượng đường trong máu. Carotene trong rau bina có thể ngăn chặn cholesterol khỏi bị vón cục trong các động mạch. Ăn  rau bina cũng giúp làm giảm huyết áp.
Hãy ghi lại những loại thực phẩm như trên để cung cấp chúng thường xuyên nhé! Nhưng cũng đừng quên giữ cho mình những thói quen tập thể dục thường xuyên nhé các bạn.



Những loại thực phẩm nên ăn nhiều để tốt cho bệnh tim

Đối với người bị bệnh tim chúng ta cần phải có một chế độ dinh dưỡng thật hợp lý, bên cạnh đó cần phải tập trung bồi bổ các thực phẩm cần thiết, cùng xem 5 nhóm thực phẩm cần thiết cho bệnh tim mạch nhé!

Những thực phẩm có hàm lượng natri cao có thể làm tăng huyết áp cũng như tăng nguy cơ đột quỵ và đau tim. Các nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng, các loại thức ăn làm từ thực vật, nhất là các loại hạt, ngũ cốc, đậu, trái cây và rau có thể làm giảm nguy cơ bị bệnh tim. Dưới đây là năm loại thực phẩm mà người bị bệnh tim nên dùng.
hinh-anh-1373259362_500x0.jpg
Cải xoăn, trà, yến mạch... là những thực phẩm rất có lợi cho những người bị bệnh tim.
1. Chuối
Một quả chuối cung cấp 600mg kali, đây là một loại chất có tác dụng làm giảm huyết áp nên rất tốt cho người bệnh tim. Bên cạnh đó, chất xơ từ trái chuối rất tốt cho việc giảm hàm lượng cholesterol trong máu. Bạn có thể ăn một quả chuối, xay sinh tố hoặc trộn salad... Các loại quả nhiều kali khác cũng có thể thay thế cho chuối như cam, quýt, dưa đỏ.
2. Protein từ đậu nành
Đậu nành chứa nhiều protein, khoáng chất, vitamin cũng như axit béo omega-3, đậu nành cũng nhiều chất xơ, ít chất béo nên đây là một thực phẩm thay thế tuyệt vời cho thịt đỏ. Những chất có trong đậu nành rất tốt cho việc giảm huyết áp, đường huyết và nhất là cholesterol.


3. Yến mạch
Không chỉ là loại ngũ cốc có tác dụng làm đẹp, với những người bị bệnh tim thì đây là một thực phẩm rất tuyệt vời cho sức khỏe của họ. Yến mạch giúp làm giảm cholesterol xấu, giảm lượng mỡ trong máu, cung cấp rất nhiều loại vitamin B và chất xơ. Bạn có thể tìm thấy nhiều chất thay thế hoặc bổ sung thêm cho yến mạch trong chế độ ăn uống của mình như các loại hạt, nho khô, trái cây sấy khô, quế hoặc táo. 
4. Rau xanh
Ăn nhiều cải xoăn, rau dền, củ cải, cải xoong hoặc cải thìa sẽ giúp cho trái tim của bạn trở nên khỏe mạnh. Rau xanh cung cấp chất chống oxy hóa và canxi, giúp ngăn chặn sự tích tụ các mảng bám trong động mạch. Rau xanh còn là thực phẩm tuyệt vời cung cấp axit béo omega-3.

5. Trà
Trong trà có chất chống oxy hóa giúp bảo vệ động mạch và làm giảm huyết áp. Uống ít nhất hai tách trà mỗi ngày làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ lên đến 40%. Ngoài ra, chất flavonoid có trong trà và một số thực phẩm khác như táo, nho, hành... còn giúp chúng ta hạ thấp nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, theo lời các nhà nghiên cứu, mặc dù mang lại nhiều lợi ích trên, trà cũng không thể được dùng như một loại thuốc tim mạch. Uống trà hàng ngày cũng có thể giúp bạn giảm cân
.Hãy biết cách sử dụng các loại thực phẩm như trên cho hợp lý nhất nhé! Chúc các bạn sẽ có một trái tim luôn khỏe mạnh và không bệnh tật.

Công dụng chữa bệnh của cây rút nước trong cuộc sống

Thời tiết thay đổi có thể sẽ khiến bạn bị mắc bệnh mè đay, vậy hãy thử biện pháp trị mề đay bằng cách dùng cây rút nước để xem công dụng tuyệt vời của nó nhé!
tri-me-day-ung-nhot-bang-cay-rut-nuoc
Cây rút nước. Ảnh: hoithankinhhocvietnam.
Tiến sĩ Võ Văn Chi với nhiều năm nghiên cứu và viết sách về cây thuốc Việt Nam cho biết cây rút nước có tên gọi khác là điên điển bưng, điền ma Ấn. Tên khoa học là Aeschynomene indica L. Cây thuộc họ đậu Fabaceae.

Xem thêm: nổi mụn sưng vùng kín


Rút nước là cây thảo hằng năm, hóa gỗ nhiều hay ít, cao từ 0,3 đến 2,5 m, thân mảnh, nhẵn. Lá kép lông chim nhẵn có trục dài từ 5 đến 7 cm, mang gai nhỏ hay tuyến cách quãng, lá chét từ 41 đến 61 chiếc, hình dải, dài từ 4 đến 15 mm, rộng từ một đến 4 mm, xếp sít nhau, cuống lá dài từ 4 đến 15 mm, lá kèm thuôn từ 6 đến 7 mm, kéo dài tới nơi dính. Cụm hoa ở nách lá, dài từ 2 đến 5 cm mang từ một đến 4 hoa màu vàng, đài dài 5 mm, hai môi, tràng dài từ 7 đến 8 mm. Quả dẹt, dài từ 25 đến 40 mm, rộng 4 mm, nhăn nheo giữa các hạt, có từ 5 đến 10 đốt. Hạt hình thận, kích thước 2,5x1 mm, màu nâu.
Loài thực vật này thường phân bố ở những nơi ẩm, trên đất sét cát, ruộng có nước, ruộng không cấy. Ra hoa tháng 3, kéo dài đến tháng 7-8, có quả tháng 9 đến 10. Ở nước ta, cây mọc hoang từ vùng thấp cho tới cao 1.000 m ở nhiều nơi. Một số nước cũng có như Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Sri Lanka, Malaysia, Philippines, Indonesia.
Đông y sử dụng toàn cây làm thuốc, thu hái vào mùa hè-thu, để tươi hay cắt đoạn phơi khô. Thuốc có vị đắng, ngọt, chát, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, tiêu thũng chỉ huyết. Được dùng trị cảm nhiễm niệu đạo, tiểu tiện bất lợi, viêm gan thể hoàng đản, phúc thủy, viêm ruột, viêm kết mạc, viêm túi mật, viêm tuyến sữa. Ngoài ra còn chữa đau mắt, bệnh mày đay và rắn cắn.
Phân tích dược lý cho thấy lá rút nước chứa reynoutrin (quercitrin-3-xilosid), vicenin-2, rutin, myricetin và robinin. Quả chứa saponin, alcaloid, tanin. Chú ý: Cây có độc tính nên phải dùng đúng liều lượng cho phép và hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng. Không tự ý dùng cao rút nước vì có tác dụng diệt tinh trùng, giảm hoạt động vận động tự nhiên, gây nhũn não, gây ra rối loạn chức năng của hệ tiền đình - tiểu não.
Tiến sĩ Võ Văn Chi giới thiệu một số bài thuốc từ cây rút nước như sau:
Bệnh mày đay (nổi mề đay): Lấy cây rút nước tươi từ 60 đến 100 g sắc lấy nước xông vào nơi bệnh.
Ung nhọt: Rút nước tươi 20 g, trứng gà, trứng vịt, mỗi loại một quả. Rút nước đem nấu lấy nước bỏ bã, đập trứng vào nấu, uống luôn canh và ăn trứng. Lá rút nước tươi giã nhuyễn, đắp vào vết thương.
Viêm tuyến sữa: Lấy lượng cây rút nước tùy ý đem sao khô, tán nhuyễn thành bột mịn. Mỗi lần uống 6 g với rượu nho để dẫn thuốc
Hãy nhớ đến những bài thuốc này để có thể áp dụng chúng khi cần thiết và tránh sự tác động của thuốc tây y vào cơ thể bạn nhé!

Chúc các bạn khỏe mạnh.

Những lợi ích của cây nấm mèo với sức khỏe

Bạn có biết về cây nấm mèo không? Nếu không biết thì hãy xem các tác dụng rất đặc biệt của cây nấm mào sau đây để có những cách áp dụng vào công cuộc tăng cường sức khỏe nhé!
loi-ich-cua-nam-meo-voi-suc-khoe
Nấm mèo. Ảnh: Adiva.
Đông y cho rằng nấm mèo có tính bình, vị ngọt, nhuận vị, nhuận tràng. Nấm mèo mọc trên thân cây khô, có hình như chiếc tai, màu nâu hoặc đen, còn có tên là mộc nhĩ. Nấm chủ yếu ký sinh trên cây dâu tằm, cây sồi, cây du, cây dương, châu chấu. Trước đây nấm mèo mọc hoang dã, hiện nay chủ yếu được nhân giống nhân tạo.
Theo Health Sina, các nghiên cứu thực nghiệm hiện đại phát hiện nấm mèo sống ký sinh trên các loại gỗ khác nhau chứa các thành phần dược lý với công dụng khác nhau. Nhìn chung, nấm mèo chủ yếu chứa protein, chất béo, lecithin, sphingomyelin, vitamin, canxi, photpho, sắt và các thành phần vô cơ khác. Loài này có công dụng chống đông máu, chống huyết khối, tăng cường chức năng miễn dịch, điều tiết mỡ máu, chống xơ vữa động mạch, làm giảm lượng đường trong máu, chậm lão hóa, chống loét, chống nấm...
Nấm mèo làm thức ăn có vị ngọt nhẹ, tùy theo sở thích mỗi người có thể thêm gia vị để tạo ra các món ăn ngon khác nhau. Khi dùng làm thuốc, nấm mèo là loại thuốc bổ quý hiếm, dược tính phát huy chậm nên có thể sử dụng kiên trì trong thời gian dài.

Nấm mèo giống như loại thuốc bổ nhẹ nên được sử dụng cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe định kỳ hoặc làm thực phẩm chức năng. Các trường hợp bệnh nghiêm trọng cần kết hợp với các loại thuốc khác, nấm mèo chỉ để hỗ trợ điều trị. Loại nấm này khá khó tiêu hóa, có tác dụng làm trơn ruột, ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Những người dị ứng với mộc nhĩ và các loại nấm nói chung nên hạn chế dùng.
Nấm mèo và táo đỏ nấu canh ăn giúp kiện tỳ, trị tàn nhang, tăng cường cơ bắp, dùng để chữa đốm tàn nhang và gầy gò. Nguyên liệu gồm 10 g nấm mèo, 10 trái táo đỏ. Cách làm: Rửa sạch nấm mèo bằng nước lạnh. Táo đỏ gọt bỏ hạt. Thêm lượng nước vừa đủ vào nồi, cho nấm và táo đỏ vào hầm 30 phút rồi dùng như món canh
Hãy thường xuyên sử dụng cây nấm mèo để có một sức khỏe tốt và không mắc các loại bệnh tật nhé các bạn. Chúc các bạn có một sức khỏe thật tốt.

Ngừa ung thư tuyến tiền liệt bằng hạt bó đỏ

Các món ăn về hạt có thể khiến cho các bạn nam không hề thích chút nào, nhưng bạn đừng nên suy nghĩ như vậy vì theo sự chứng minh của nhiều nghiên cứu thì hạt bí đỏ có thể  có thể ngừa ung thư tuyến tiền liệt.

nam-gioi-an-hat-bi-do-giup-ngua-ung-thu-tuyet-tien-liet
Bí ngô còn gọi là bí đỏ. Ảnh: Health.
Theo Health Sina, hạt bí ngô (hay bí đỏ) có giá trị dinh dưỡng cao và nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Nghiên cứu mới đây phát hiện loại hạt này giúp bảo vệ tuyến tiền liệt của nam giới. Các nhà khoa học Mỹ khuyên cánh mày râu nên ăn khoảng 50 g hạt bí ngô mỗi ngày (tương đương từ 20 đến 25 hạt, trọng lượng trung bình mỗi hạt 68 mg) sẽ hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh tuyến tiền liệt. 
Các nhà nghiên cứu giải thích: Chức năng bài tiết của tuyến tiền liệt phụ thuộc vào các axit béo. Trong khi hạt bí ngô rất giàu axit béo nên giúp duy trì chức năng tuyến tiền liệt ở trạng thái tốt. Ngoài ra loại hạt này còn chứa các thành phần hoạt chất có tác dụng loại bỏ viêm sưng tuyến tiền liệt, nhờ đó chống ung thư tuyến tiền liệt. 
Hạt bí còn được chứng minh cải thiện chất lượng tinh trùng. Các chuyên gia chỉ ra rằng hạt bí ngô chứa một lượng lớn kẽm. Theo quan điểm của Tây y, ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm không chỉ tốt cho tuyến tiền liệt mà còn tăng số lượng tinh trùng. Đông y cũng khẳng định ăn thực phẩm giàu kẽm cải thiện khả năng sinh sản của nam giới. Ngoài hạt bí, các loại hạt giàu kẽm khác như dẻ, đậu phộng cũng có công dụng cải thiện chất lượng tinh trùng ở mức độ nhất định.

Hạt bí ngô nhờ rất giàu axit pantothenic làm giảm đau thắt ngực và hạ huyết áp. Hàng ngày nên nhai 90 g hạt bí cả vỏ, chia làm 3 lần vào sáng, trưa và tối. Mỗi liệu trình dùng liên tục trong một tuần hoặc kéo dài từ 2 đến 3 tuần.
Ở đàn ông trung niên, khi t

 

uyến tiền liệt phì đại (hyperplasia) gây ra tình trạng tiểu lắt nhắt lại thêm chứng mất ngủ sẽ tăng tốc độ suy giảm thể chất, đau nửa đầu (do mất ngủ, tiểu đêm gây ra), ù tai, đau mặt… Nghiên cứu cho thấy sau khi ăn hạt bí ngô sẽ giảm tiểu rắt, tiểu khó, tiểu không tự chủ hoặc tiểu đêm.
Hạt bí ngô có thể ngăn ngừa tuột lợi. Loại hạt này chứa các chất dinh dưỡng có ích cho lợi và xương ổ răng. Trong 100 g hạt chứa đến 1.159 mg photpho, bên cạnh đó là carotene và vitamin E. Các hoạt chất này đều trực tiếp nuôi dưỡng lợi và răng, ngăn ngừa tuột lợi và teo xương ổ răng ở người cao tuổi. Ngoài ra, hạt bí ngô là loại thực phẩm giàu kali, giúp kéo căng cơ bắp chân và ngăn ngừa chuột rút ở chân. 
Các chuyên gia khuyên, ăn hạt bí nên dùng tay bóc vỏ, tránh dùng răng cắn. Tốt nhất nên nghiền hạt bí thành bột, mỗi ngày ăn một muỗng cà phê khoảng 30 g. Lưu ý: Những bệnh nhân bị tăng sản tuyến tiền liệt lành tính quá nghiêm trọng, uống thuốc không có kết quả thì nên phẫu thuật cắt sớm để tránh dẫn đến ung thư
Hãy thường xuyên sử dụng hạt bí đỏ để có thể phòng tránh bệnh ung thư tuyến tiền liệt nhé các bạn, Chúc các bạn có một sức khỏe tốt nhất.
.

Món ăn bổ dưỡng không kém nhân sâm

Bạn vẫn nghĩ nhân sâm là thứ tốt nhất có thể bồi dưỡng cho sức khỏe, nhưng bên cạnh đó nếu bạn biết dùng những thực phẩm gần gũi với chúng ta hơn thì nó không khác gì là nhân sâm nhé!

Cải củ đỏ giàu vitamin A, B, C, có thể chế biến thành nhiều món ngon miệng như salad, nấu canh, hầm, bột ăn dặm cho trẻ.


cu-cai-thit-chim-cut-bo-duong-khong-kem-nhan-sam
Ảnh minh họa: hatgiongdanang.
Theo Health Sina, nhân sâm vốn nổi tiếng được biết đến như là loài thực phẩm đại bổ, có công hiệu bổ tỳ, ích phế, dưỡng sinh. Ít người biết rằng củ cải đỏ, chim cút và một số loại rau củ khác cũng có công hiệu dưỡng sinh bồi bổ không kém gì nhân sâm.
Củ cải đỏ
Củ cải đỏ được gọi là "tiểu nhân sâm" bởi giàu dưỡng chất. Phân tích cho thấy củ cải đỏ rất giàu dinh dưỡng: hàm lượng vitamin C gấp 8 lần táo và lê, chứa protein, béo, đường, vitamin B1, vitamin B2. Enzyme trong củ cải giúp thúc đẩy tiêu hóa, tăng cảm giác thèm ăn, trị ho và đờm, giải khát, giải độc, chống ung thư, lợi mật và có tác dụng hạ lipid.
Củ cải đỏ cùng họ với bắp cải, súp lơ, rau cải xanh…thích hợp trồng quanh năm. Củ có màu sắc đẹp mắt, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy nó còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho cả người lớn và trẻ em. Cây rất dễ trồng, không cần quá nhiều đất, phù hợp trồng trong các chậu, bồn nhỏ tại nhà. 
Chim cút
Cút là loài nhỏ nhất của bộ gà, thịt giàu protein và các axit amin thiết yếu. Nghiên cứu cho thấy ăn thịt chim có tác dụng bổ tỳ, lợi tiểu, bổ gân và xương, điều kinh bổ huyết, bổ gan và thận, bồi bổ cơ thể và các công hiệu khác.
Cá chạch
Cá chạch còn được gọi là "sâm nước". Loài này thịt mềm, thơm ngon, giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh cao, là thực phẩm điển hình giàu protein và ít chất béo, mệnh danh là "thịt bò nước".
Loài cá này rất thích hợp cho người suy nhược, tỳ vị yếu, đổ mồ hôi đêm, có ích trong điều trị viêm gan cấp. Quan điểm phân tích dinh dưỡng hiện đại cho thấy cá chạch  rất giàu canxi. Cùng một trọng lượng như nhau, hàm lượng canxi trong cá chạch gấp gần 6 lần so với cá chép, 10 lần so với bạch tuộc. Nó cũng giàu vitamin D có lợi cho quá trình hấp thu canxi của cơ thể. Ngoài ra, cá chạch cũng giàu spermidine và nucleoside, giúp tăng tính đàn hồi và độ ẩm da, làm tăng hiệu lực kháng virus của cơ thể.
Cách chế biến cá chạch được đề nghị là hấp, để bảo tồn giá trị dinh dưỡng của nó, nếu ăn cùng với đậu phụ, hiệu quả hấp thụ canxi sẽ tốt hơn.

Cây sâm nam 
Cây sâm nam (gynostemma) còn được gọi là giảo cổ lam, dây lõa lùng, trường sinh thảo, thất diệp đảm, hay ngũ diệp sâm. Các nhà khoa học Nhật Bản nhận thấy thành phần của cây này tương tự kết cấu của một số nhân sâm dạng ginsenosides. Loài thực vật này còn được gọi là "nhân sâm thứ hai", có công hiệu chống lão hóa, chống mệt mỏi, giải độc, chống ung thư, ho đờm, an thần, ích khí, giảm đau, bổ gan, giúp điều chỉnh chức năng nội tiết, cải thiện khả năng miễn dịch, giảm cholesterol, ức chế men transaminase và giảm căng thẳng.
Nhục thung dung
Nhục thung dung có tên khoa học là cistanche. Loài thực vật này có hoa thuộc họ cỏ chổi, thường phát triển trong sa mạc. Phân tích dược lý cho thấy nhục thung dung chứa alkaloid, axit amin, nguyên tố vi lượng, vitamin và các thành phần khác, có tác dụng bổ thận dương, nhuận tràng, bổ máu. Ngoài ra còn giúp cải thiện chức năng miễn dịch, làm chậm lão hóa, chống liệt dương, xuất tinh sớm, mộng tinh, đái dầm, tiết dịch âm đạo quá nhiều, vô sinh, xuất huyết tử cung và nhiều công dụng khác
Nếu không có nhân sâm bạn có thể sử dụng món ăn như trên để có thể cung cấp chất dinh dưỡng cho chính mình. Chúc bạn luôn có một sức khỏe thật tốt nhất nhé!
.